Để có cách hiểu đúng nhất về bệnh tiểu đường chúng nên tìm hiểu và phân loại nó. Webtieuduong sẽ chia sẻ cho bạn đọc thông tin đầy đủ về các loại bệnh tiểu đường, nắm được những kiến thức căn bản nhất.
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
- Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường
- Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường
1. Bệnh tiểu đường týp 1:
Do hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn đã tấn công tế bào bêta trong tuyến tụy và phá hủy nó gây nên sự thiếu hụt insulin cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). Bệnh tiểu đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen (di truyền). Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán bệnh tiểu đường týp 1 thường là người gầy, một số trường hợp ngoại lệ xảy ra ở người béo. Người bệnh tiểu đường týp 1 sẽ phải tiêm insulin để duy trì sự sống.
2. Bệnh tiểu đường týp 2:
Do kháng insulin (tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng tế bào lại không sử dụng nó) hoặc trường hợp suy giảm chức năng của tế bào bêta. Bệnh tiểu đường týp 2 thường gặp và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới. “Thắt lưng càng dài thì vòng đời càng ngắn”,người mắc bệnh tiểu đường týp 2 thường có thể trạng béo. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc và thay đổi những thói quen xấu kết hợp với rèn luyện cơ thể, nhưng nếu không cải thiện được bệnh thì phải dùng đến insulin.
3. Bệnh tiểu đường thai kỳ:
Xuất hiện trong thời gian phụ nữ mang thai và biến mất sau khi sanh, tuy nhiên một số trường hợp sau khi sanh lại rơi vào bệnh tiểu đường týp 2. Do nội tiết tố của người mẹ bị thay đổi ảnh hưởng đến chức năng của tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc do nhau thai tiết ra nhiều hooc-môn kháng insulin, làm giảm điều hòa nồng độ đường trong máu gây tiểu đường kỳ.
Các bệnh tiểu đường đặc biệt:
- Khiếm khuyết gen hoạt động tế bào bê-ta: do đột biến gen, thường xuất hiện ở người dưới 25 tuổi.Gồm các thể: MODY 1 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể số 20, HNF-4α), MODY 2 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase), MODY 3 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF-1α), MODY 4 (khiếm khuyết AND ty lạp thể) và các khiếm khuyết khác.
- Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin: kháng insulin týp A, leprechaunism, hội chứng Rabson-Mendenhall, tiểu đường teo tổ chức dạng mỡ hoặc dạng khác.
- Bệnh tụy ngoại tiết: những tác động làm thương tổn lớn ở tuyến tụy đều có thể gây bệnh tiểu đường.Điển hình như: viêm tụy, carcinom tụy, cắt bỏ tụy, xơ hóa nang, nhiễm sắc tố sắt – tiểu đường đồng đen, sỏi tụy..
- Các bệnh nội tiết: Nhiều hooc-môn có tác dụng đối lập với họat động của insulin như: GH, cortisol, glucagon, epinephrin …
- Tiểu đường do thuốc hoặc hóa chất: hóa chất diệt chuột (varco), pentamidin, nicotinic acid, gluco-corticoid …
- Một số bệnh nhiễm trùng: nhiễm trùng virus như: coxsackie B, cytomegalovirus, adenovirus, virus quai bị có thể gây bệnh tiểu đường.
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng quy cách sẽ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh và có phương pháp điều trị thích hợp.