Chế độ ăn uống hợp lý áp dụng trong quá trình điều trị bệnh là điều quan trọng và cần thiết, nó sẽ tác động tốt đến tình trạng bệnh và cải thiện biến chứng sau này. Webtieuduong đã tìm hiểu một số cây thuốc có tác dụng trong việc chữa bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả, chúng ta hãy cùng xem cách dùng những cây thuốc này ra sao và kết hợp cùng ăn uống như thế nào để cải thiện bệnh.
- Những triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
- Những dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh tiểu đường
1. Khổ qua (Mướp đắng):
Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở Viện Nghiên Cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y dược Thượng Hải cho biết chất chanrantin, polypeptid (P) và vincine trong khổ qua có tác dụng tương đương với insulin trong vai trò giảm và ổn định lượng đường huyết, ngăn chặn sự phát triển của biến chứng.
Cách dùng:
- Nấu canh khổ qua để cả hạt chia làm 2 bữa ăn trong ngày.
- Do đặc tính hoạt huyết nên phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng.
2. Nha đam:
Nha đam (Aloe) còn gọi cây lô hội, có tính hàn, vị đắng. Nha đam có nhiều tác dụng chữa bệnh: chữa bỏng, cao huyết áp, giải nhiệt, ngừa sỏi niệu, nhuận tràng.
Cách dùng:
- Lấy phần thịt bên trong thân nấu sôi để nguội, xay sinh tố và dùng 3 lần/ngày (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
- Ngày dùng 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng.
- Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.
- Phụ nữ mang thai, huyết áp thấp, người bị tiêu chảy không nên dùng.
3. Húng quế:
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ, Kanpur (Ấn Độ) cho biết tinh chất trong húng quế có tác dụng giảm lượng đường trong máu.
Cách dùng:
- Nhai một vài lá húng quế trong ngày.
- Húng quế thuộc nhóm thuốc hành khí, hoạt huyết nên không dùng cho phụ nữ mang thai.
4. Lá xoài:
Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, trị các bệnh về hô hấp.
Cách dùng:
- Sử dụng 3 đến 4 lá xoài, rửa sạch, đun sôi, để qua đêm trong nước. Sau đó lọc nước này uống vào mỗi bữa sáng.
- Không áp dụng phương thuốc này nhiều lần trong một ngày, vì có thể làm giảm lượng đường huyết xuống thấp khá nguy hiểm.
5. Đậu bắp:
Đậu bắp chứa nhiều pectin, chất nhầy, sắt và canxi.các vitamin A, B1, B2, C và niacin.Hạt đậu bắp chứa chất béo plmitin và stearin. Toàn bộ trái đậu bắp chứa nhiều chất nhày và chất xơ tác dụng dễ tiêu và lợi tiểu (có ích cho người tăng huyết áp).
Cách dùng:
- Lấy 2 quả đậu bắp cắt bỏ phần đầu và đuôi, sau đó cắt dọc (không đứt đôi) ngâm trong nước uống (nguội) qua đêm. Sáng hôm sau vớt phần cái đã ngâm và uống phần nước, hãy kiên trì uống mỗi ngày.
Lời khuyên cho bạn đọc là “cái gì quá cũng không tốt”, nếu muốn sử dụng những cây thuốc trên một cách hiệu quả nhất nên tuân thủ theo liều lượng. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong việc bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn để đảm bảo không bị kích ứng.
1 Comment
Sống chung với lũ,ko còn sự lựu chọn nào khác! Tôi đã hơn 10 năm chiến đấu và sống chung với nó. Haiz…