Ong có nguồn gốc từ ngành động vật chân đốt, tên khoa học là Arthropoda, chân đốt có nguồn gốc từ giun đốt (Annelides) xuất phát từ lớp giun nhiều tơ (Polychaeta).
- Video kỹ thuật nuôi ong lấy mật dành cho người nông dân
- Con ong và lợi ích của nghề nuôi ong lấy mật tại Việt Nam
- Những cách phân biệt mật ong thật hay giả đơn giản và chính xác nhất

Ong châu Á – Apis Cerana
1. Quá trình phát triển của loài ong
Trong lịch sử phát triển của sinh giới thì động vật có hai hướng tiến hoá đó là động vật không xương sống và động vật có xương sống. Trong động vật không có xương sống thì phát triển nhất là ngành chân đốt, trong đó có loài ong. Ong bắt nguồn từ ngành chân đốt, chân đốt bắt nguồn từ lớp giun nhiều tơ. Quá trình chuyển hoá từ giun nhiều tơ sang ngành chân đốt là một quá trình phức tạp hoá về mặt cấu tạo.
- Tầng Cuticul => Vỏ kitin (bộxương ngoài)
- Biểu bì mô cơ => bó cơ
- Chi bên => Chi phân đốt
- Mạch máu lưng => Tim
- Cơquan thịgiác phát triển phức tạp.
- Các đốt trước tập hợp thành đầu, đốt giữa thành ngực, đốt phần sau chuyển thành phần bụng.
Bên cạnh đó xuất hiện thêm một số cơ quan mới: ống khí, ống Malpighi…
2. Vị trí phân loài
Trong thế giới động vật, ong mật thuộc ngành chân đốt (Arthropoda) hay lớp 6 chân (Hecxapoda); phân ngành có ống khí (Tracheata).
Lớp côn trùng (Insecta)
Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Họ ong mật (Aptsdae)
Giống ong mật (Apis)
Trên thế giới hiện nay có 7 loài ong cho mật, trong đó ở Việt Nam có 4 loài chính:
- Ong châu Âu (ong ngoại): Apis mellifera. (A. mellifera)
- Ong Nội địa (ong châu Á): Apis cerana. (A. cerana)
- Ong Khoái (ong gác kèo): Apis dorsata. (A. dorsata)
- Ong Hoa (ong muỗi): Apis florea. (A. florea)
Trong 4 loài ong mật trên thì chỉ có 2 loài A.cerana và A.mellifera là có giá trị kinh tế cao, đang được nuôi rộng rãi. Còn 2 loài A.dorsata và A. f1orea là 2 loài ong dã sinh, chưa được nghiên cứu và thuần hoá, mới dừng ở mức độ khai thác tự nhiên.

Ong châu Âu – Apis Mellifera
Trong mỗi loài lại phân chia thành các phân loại khác nhau như:
- Đối với ong châu Âu (A.mellifera) có các phân loài: Ong ý, ong Trung – Nga, ong Cacpat, ong Crain, ong vùng Capcazơ;
- Đối với ong A.cerana có: A.cerana cerana, A.cerana indica, A.cerana japonica …
Mỗi phân loài đó lại có nhiều dạng sinh thái – sinh học hình thành từlâu đời dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh khác nhau và các đặc điểm thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Điều này dẫn đến các đặc điểm có ý nghĩa kinh tế đối với con người cũng khác nhau và có ý nghĩa rất to lớn trong công tác giống ong vì chúng bảo vệ và duy trì được tính đa dạng sinh học thông qua các hệ gen quý hiếm tồn tại trong tự nhiên.