Dù cẩn thân đến đâu không ít thì nhiều làn da chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bị trầy xướt, bị thương. Và chính những vết thương ngoài da nhiều khi làm độc gây nhiễm trùng và hậu quả là để lại xẹo. Tùy cơ cấu da của mỗi người, có người bị sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm đen,… làm khuyết điểm làn da bạn và làm chị em mất tự tin khi mặc váy.
- Tác dụng của Vitamin E trong làm đẹp da với phụ nữ
- Cách chữa thâm quầng mắt tự nhiên hiệu quả nhất tại nhà
- Cách xóa hình xăm trên người an toàn không để lại sẹo
Khi da bạn bị tổn thương cơ thể có cơ chế tự nhiên đó là huy động mọi khả năng để làm lành vết thương và làm liền vùng da bị tổn thương, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy vào việc bạn có bị nhiễm trùng vết thương . Vết thương mau lành và không sẹo là ước muốn của hầu hết người bệnh. Tuy nhiên, không ít thì nhiều hầu hết các vết thương đều để lại sẹo.
Và để giúp các bạn cách liền sẹo nhanh, làm sao để tránh vết sẹo sau khi vết thương lành? Hãy cùng wikilamdep.net chia sẻ những thông tin bổ ích sau:
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước và độ sâu của vết thương, vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu; vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn vết thương ít hay không bị bầm dập; vết thương sạch sẽ mau lành hơn vết thương bị nhiễm bẩn bởi đất cát, các dị vật khác; người cao tuổi; người bị suy dinh dưỡng như thiếu chất đạm, vitamin và chất kẽm; bệnh nhân mắc các bệnh: đái tháo đường, tăng năng vỏ thượng thận,…
Có một điều nếu bạn để ý sẽ thấy, vết thương ở cẳng chân thường chậm hồi phục hơn là do các mạch máu của chân bị hư hoại, bị nhiễm khuẩn vết thương và do điều trị tại chỗ không đúng đã làm tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn.
Sẹo lồi, sẹo lõm, bị thâm đen làm mất đi vẻ đẹp hình thể
Thông thường, các vết thương nhỏ, nông khi lành thường không để lại sẹo hoặc chỉ là sẹo nhỏ, mờ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng đối với vết thương lớn, sâu khi lành thường gây ra 2 loại sẹo làm cho lớp da của cơ thể không lấy lại vẻ đẹp ban đầu, hoặc bị sẹo lồi, lõm rất xấu. Có nhiều trường hợp da không bị sẹo lồi lõm mà lại bị thâm đen ở vết thương đã lành.
Tình trạng sẹo lồi khá phổ biến vì đây là những vết sẹo nhô lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, gây mất thẩm mỹ và hạn chế sự co giãn cũng như chức năng của da. Và thường những vết sẹo lồi này sẽ theo bạn một thời gian dài, có khi suốt đời. Sẹo lồi thường hay gặp nhất ở vùng trước xương ức, mặt duỗi của tay, chân, mặt… Đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ về cơ chế sinh học của việc tạo sẹo lồi.
Chú ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình lành vết thương
Để vết thương nhanh chóng liền da các bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt: ăn đủ chất đạm như thịt, cá, trứng, các loại đậu… vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới làm nhanh lành vết thương.
Máu là nguồn cung cấp protein, ôxy đến mô, đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến dọn dẹp các chất thải như xác vi khuẩn, các tế bào đã chết.
Theo dân gian, thì trong quá trình các vết thương liền sẹo thì các bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, không nên ăn các món như: tôm, rau muống gây ngứa vết thương và gây nên sẹo lồi, còn xôi (nếp) thì gây lở loét, cam thì chảy nước vết thương,… Vì vậy, các bạn cần lưu ý trong quá trình ăn uống của mình khi bị vết thương hở nhé!
5 Comments
ngày nhỏ không biết gì nên khi bị một chiếc thùng sắt cắt một đường dài ở tay, không nói với ai, còn ăn canh cua nên bây giờ để lại một vết sẹo rất lớn
hix, gia ma doc duoc bai viet nay tu som thi hay bit may…
Ai có con hay nghịch ngợm bị rách tay rách chân thì cẩn thận xíu, không sau này để lại sẹo trên người bé rất tội!
Một số món không nên ăn để tránh bị sẹo lồi: rau muống, trứng, xôi nếp, thịt gà, . . ai còn nữa thì bổ sung thêm nhé 😀
Testing