Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam ta phải làm hai mâm cúng trong nhà và ngoài trời vào thời khắc chuyển giao giữ năm cũ và năm mới-Giao thừa mong cho năm mới tốt đẹp, may mắn hơn.
- Ngày Tết nên cắm hoa gì để rước tài lộc may mắn vào nhà?
- Những lễ vật cần thiết cho mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời
- Những hình ảnh đẹp về ngày Tết nguyên đán ở Việt Nam
Nhưng không phải ai cũng biết cách cúng giao thừa đúng cách vì vậy wikilamdep mách bạn hướng dẫn cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời sao cho đúng cách sau đây nhé.
1. Hướng dẫn cúng giao thừa trong nhà đúng cách:
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ mọi người làm mâm cỗ Giao thừa trong nhà để cúng Tổ tiên, mong Tổ tiên phù hộ độ trì, năm mới tốt lành cho gia đình.
Mâm cỗ mặn bao gồm:
- Bánh chưng
- Giò
- Chả
- Xôi gấc (xôi các loại)
- Thịt gà
- Rượu (bia, thức uống khác)
Mâm cỗ mặn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của từng hộ gia đình.
Mâm cỗ ngọt bao gồm:
- Bánh kẹo
- Mứt tết
- Hoa
- Đền (nến)
- Hương
Người cúng Giao thừa trong nhà là gia chủ và một số thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ. Đầu tiên cần khấn thần Thổ-vị thần cai quản trong nhà để xin phé cho Tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Sau đó khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
2. Hướng dẫn cúng giao thừa ngoài trời đúng cách:
Tục truyền rằng các Thiên binh (12 vị Hành khiển) xuống thị sát hạ giới rồi vội trở về nên không kịp vào bên trong nhà nên ông bà ta sẽ bày một mâm cỗ cúng ngoài trời để đón các vị thần này. Khi năm mới đến sẽ có một vị Hành khiển mới tới nhận công việc thay cho vị Hành Khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ. Có 12 vị Hành khiển sẽ thay đổi luân phiên trong 12 năm, sau đó sẽ lại bắt đầu lại từ đầu. Có 12 vị Phán quan-những vị thần giúp đỡ cho các vị Hành khiển.
12 vị Hành khiển và Phán quan bao gồm:
- Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
- Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
- Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
- Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
- Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
- Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
- Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
- Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
- Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
- Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
- Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
- Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Mâm cỗ ngoài trời bao gồm:
- Mâm ngũ quả
- Hương (3 cây to)
- Hoa
- Đèn (nến)
- Trầu cau
- Muối gạo
- Trà rượu
- Quần áo mũ nón thần linh
- Thủ lợn luộc
- Gà trống luộc
- Xôi
- Bánh Chưng
Nếu là cỗ mặn còn bạn là Phật tử có thể làm mâm cỗ chay để cúng Giao thừa ngoài trời. Mâm cỗ này được chuẩn bị chu đáo bày trang trọng trên bàn ngoài trời với lòng thành kính.
Mâm ngũ quả của người Nam:
- Mãng cầu
- Dừa xiêm
- Du đủ
- Xoài xanh
- Sung
Mâm ngũ quả của người Bắc:
- Phật Thủ (hoặc Bưởi)
- Chuối xanh
- Cam sành
- Hồng
- Quất.
- Quả lê ki ma
Lưu ý: nên mua hoa quả chưa chín để mâm ngũ quả đẹp sau hai tuần trưng trên bàn thờ.
Người cúng Giao thừa ngoài trời là người chủ gia đình sẽ bắt đầu cúng vào thời điểm giao thừa. Khi cúng phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án và đọc văn khấn (có thể viết ra giấy để đọc), hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
Trên đây là hướng dẫn cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời sao cho đúng cách? để bạn tham khảo, tự tin hơn trong việc chuẩn bị và cúng Giao thừa mong một năm mới An Khang Thịnh Vượng hơn đến với người thân trong gia đình.