Nếu bạn chưa biết mình mang trong người dòng máu gì hãy mau đi thử máu, tại sao không nhân dịp này để hiến máu nhân đạo vì việc làm vừa có ý nghĩa cứu người lại vừa được kiểm tra, xét nghiệm máu miễn phí, vì biết đâu, có thể bạn chính là 1 trong 0,4% người mang trong mình dòng máu hiếm. Bạn lo sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ, Vậy hãy cùng tìm hiểu vấn đề Hiến máu nhân đạo có tốt cho sức khoẻ hay không?
- Dầu dừa có chữa được bệnh HIV/AIDS hay không?
- Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa hiệu quả tại nhà
- Điều trị bệnh đau mắt đỏ bằng dầu dừa nguyên chất
Hiến máu nhân đạo có tốt cho sức khoẻ hay không?
Máu được tạo thành từ các tế bào như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như sẽ loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa.
Máu có 4 nhóm máu chính: A, B, AB, O và 2 nhóm phụ khác song song với hệ ABO là Rh+ (Dương) và Rh- (âm). Nhóm máu phổ biến có nhiều là nhóm máu O (49%), riêng nhóm AB chỉ chiếm 4-5%. Đặc biệt nhất là nhóm máu hiếm Rh- chiếm tỉ lệ cực nhỏ (0,4%) có nghĩa là rất, rất ít những người mang trong mình dòng máu hiếm nhưng nếu bạn lỡ mang trong người dòng máu này thì phải hết sức cẩn thận và nên tìm hiểu về nó vì chỉ những người có dòng máu hiếm mới có thể truyền máu được cho nhau. Trong trường hợp đặc biết cần máu, nếu không đủ hoặc truyền không đúng sẽ gây tác hại cho cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.
Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.
Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.
Hiến máu là một việc làm tốt cho cộng đồng mà không có hại cho sức khỏe của người không có bệnh tật và khỏe mạnh, thậm chí còn có tác dụng tốt cho tủy xương tăng cường sinh sản ra máu mới. Vì theo (1): đời sống trung bình của các tế bào máu – hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu – có tuổi thọ trung bình 80 đến 120 ngày. Nếu ta không hiến máu thì các tế bào ấy cũng sẽ già nua và chết đi.
Hiến máu đúng cách không có hại cho sức khoẻ:
Người hiến máu nhân đo (HMNĐ) phải là người như thế nào?
– Là người có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, không nhận tiền, quà bồi dưỡng, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.
– Tất cả mọi người từ 18 – 55 tuổi đối với nữ, 18 – 60 tuổi đối với nam, có mang đầy đủ giấy Chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
– Cân nặng >40kg đối với nữ, >45kg đối với nam. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng >50 kg, có thể đăng ký hiến 350ml máu/lần.
– Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước tối thiểu là 2,5 tháng đối với nam, 3 tháng đối với nữ.
– Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
– Thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 2,5 tháng đối với nam, 3 tháng đối với nữ.
– Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.
Trước khi và hiến máu phải làm gì?
– Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.
– Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rưọu bia.
– Nếu thấy cơ thể hơi mệt mỏi, nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá nhiều. Nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.
Giờ thì các bạn đã hiểu và an tâm qua bài viết Hiến máu nhân đạo có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy thực hiện nghĩa cữ cao đẹp khi các bạn đã an tâm về thông tin chúng tôi truyền tải tới rồi nhé !