Chấn thương tinh hoàn là trường hợp thường xảy ra ở nam giới. Người bị chấn thương tinh hoàn rất cần được chữa trị sớm nếu không sẽ dẫn tới ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau này của bạn. Vậy chấn thương tinh hoàn có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không?
Chấn thương tinh hoàn chia ra làm 2 loại
Chấn thương nhẹ: Chấn thương tinh hoàn là tình trạng khá phổ biến ở nam giới, thường xảy ra do vận động mạnh, đôi khi do va chạm xảy ra trong sinh hoạt, luyện tập. Biểu hiện của chấn thương tinh hoàn có thể chỉ tạm thời, với cảm giác đau buốt xuất hiện ngay khi có va chạm vào hạ bộ, cảm giác “thốn” sẽ mất nhanh. Đây là những trường hợp chấn thương nhẹ, không cần điều trị và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản sau này.
Chấn thương nặng: Nguy cơ vỡ tinh hoàn sau chấn thương mạnh ở bìu là 50%. Đa số chấn thương ở một tinh hoàn, cũng có trường hợp bị ở cả hai bên. Người bị chấn thương có thể thấy đau hoặc sốc do đau tinh hoàn, hay bầm máu bìu, kèm theo vỡ mào tinh – có thể xảy ra nhưng rất hiếm, đứt ống dẫn tinh chiếm 10%. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có những tổn thương khác đi kèm như tổn thương ở dương vật, niệu đạo, tầng sinh môn, mạch máu đùi. Cũng có trường hợp tinh hoàn bị chuyển vô ống bẹn hay vào ổ bụng, xoắn tinh hoàn sau chấn thương…Vì thế ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Xử lý trường hợp chấn thương tinh hoàn
Khi xử trí các trường hợp chấn thương tinh hoàn này, các bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn chủ mô tinh hoàn. Chỉ trong trường hợp tinh hoàn bị dập nát hoàn toàn thì mới phải cắt bỏ. Trong thực tế, có nhiều trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn khi nó bị chấn thương, bị vỡ nát hoàn toàn không thể khâu lại được. Chỉ điều trị nội khoa khi chắc chắn tinh hoàn bị thương tổn nhẹ, tụ máu chỉ khu trú nông và không tiến triển lan rộng, đau giảm dần. Điều trị nội là cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường, băng cố định bìu lên cao, cho thuốc giảm đau chống phù nề và chườm đá lạnh lên bìu. Điều trị chấn thương tinh hoàn thường diễn tiến tốt nếu được xử trí đúng. Một tỷ lệ nhỏ có biến chứng nhiễm trùng vết thương.
Các bước xử lý
- Xác định nguyên nhân chấn thương (nếu có thể)
- Sử dụng siêu âm đánh giá tình trạng tinh hoàn, bao trắng của tinh hoàn
- Lâm sàng vẫn là yếu tố quyết định, không nên qua tin tưởng vào siêu âm
- Nếu có nghi ngờ tổn thương nặng hơn tình trạng đụng dập thì nên phẫu thuật sớm thay vì điều trị bảo tồn. Vì phẫu thuật bao giờ cũng bảo tồn được chức năng của tinh hoàn nhiều hơn
Vậy sau khi điều trị thì các chấn thương tinh hoàn có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản hay không? Ngay sau khi có tổn thương, tình trạng sản xuất tinh trùng bị thay đổi, thậm chí đưa đến vô tinh. Sau 3- 9 tháng, tình trạng sản xuất tinh trùng có thể phục hồi trở lại. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tổn thương tinh hoàn một bên có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn ở tinh hoàn còn lại và làm giảm khả năng thụ thai. Tất cả những người bị chấn thương tinh hoàn đều phải được theo dõi tinh trùng đồ.
3 Comments
toi bi danh vao tinh hoang co anh huong gi khong?
Hi chuyên mục, cho tôi hỏi một chút xíu, tôi có chạy xe đạp vì bất cẩn mà đập dập tinh hoàn, bây giờ rất đau, tôi không biết có bị ảnh hưởng gì về sau này không?
nghi toi thoi la thay thon roi…