Ở phần 1 của bài (xem tại đây) chúng ta đã tìm hiểu về 3 loài ong: Apis Florea (Ong ruồi), Apis Dorasata (Ong khoái hay ong mật khổng lồ), Apis Cerana (ong châu Á); ở phần 2 này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm 2 loài ong mật nữa:
- Nguồn gốc của ong, quá trình phát triển và vị trí phân loài
- Con ong và lợi ích của nghề nuôi ong lấy mật tại Việt Nam
- Video kỹ thuật nuôi ong lấy mật dành cho người nông dân
4. Ong châu Âu hay ong ngoại (Apis Mellifera)
Ong mật phương Tây – Apis Mellifera có năng suất mật cao và cho nhiều loại sản phẩm, chúng có tới 24 phân loài. Do vậy chúng được nuôi rộng rãi ở khắp các Châu lục.
Ong châu Âu có đặc tính xây tổ giống như ong mật châu Á Apis Cerana, nhưng do kích thước cơ thể lớn, số quân đông do vậy tổ của chúng phải rộng, lỗ tổ to hơn lỗ tổ ong Apis Cerana, lượng mật dự trữ lớn từ 25 – 30kg/đàn, ong ít bốc bay và chúng đòi hỏi nguồn hoa tập trung. Loài ong này tương đối hiền.
Vào đầu những năm 1960 Việt Nam chúng ta nhập 200 đàn ong Ý (Apis Mellifera Lifustica) từ Hồng Kông, Đài Loan. Qua hơn 4 thập kỷ chúng đã tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nguồn hoa ở Việt Nam. Đặc biệt là ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê, bông trắng…) do đó năng suất mật rất cao, bình quân đạt 30kg/đàn năm.
Hiện nay nước ta có khoảng 360.000 đàn ong Ý, cho sản lượng khoảng 16.000 tấn mật, chiếm 70% tổng sản lượng mật của cả nước và chiếm 100% lượng mật xuất khẩu.
Tuy nhiên nuôi ong Ý phải đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng cao, đầu tư lớn và phải có những nguồn hoa tập trung.
5. Ong không ngòi đốt (Apidae; Meliponiac)
Ngoài các loài ong mật Apis ra, ở nước ta còn có một số loài ong cho mật đó là ong không có ngòi đốt, do ngòi đốt bị thoái hoá, không có khả năng tấn công kẻ thù. Tuy nhiên chúng bảo vệ tổ bằng cách chui vào tai, mắt, mũi các kẻ thù tấn công.
Ong Meliponiac có nhiều đặc tính giống như các loài ong Apis khác như cũng có sự phân chia cấp ong, xây tổ trong hốc cây, hốc đá nhưng ong không ngòi đốt có cấu trúc tổ khác ong mật. Tổ ong Meliponiac có dạng hình ống, các bánh tổ thường nằm ngang để nuôi ấu trùng, ấu trùng được ong đổ đầy mật – phấn rồi vít nắp lại, 2 đầu bánh tổ là các bình sáp chứa mật và phấn.
Ở Việt Nam, ong không ngòi đốt còn có tên là ong muỗi, ong vú, chúng phân bố ở khắp đất nước như Lai Châu, Sơn La và các tỉnh miền Nam như Cần Thơ, Tiền Giang, Sông Bé… Năng suất mật của loài này tuy không cao nhưng mật của nó rất quý, dùng để chữa bệnh và cũng giống như các loài ong mật khác, ong Meliponiac có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho cây trồng và các cây tự nhiên.
XEM LẠI PHẦN 1: TẠI ĐÂY
Để xem các kỹ thuật nuôi ong được chia sẻ tại wikilamdep.net, bà con nông dân có thể click vào link sau: https://wikilamdep.net/tag/ky-thuat-nuoi-ong