Rạn da là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy hiện tượng này không thể tránh tuyệt đối nhưng có một số cách giúp hạn chế nguy cơ. Những thay đổi về ngoại hình người phụ nữ trong suốt 9 tháng mang thai sẽ tác động lớn đến làn da của họ. Một số mẹ bầu chỉ bị rạn da ở phần bụng nhưng có không ít mẹ còn bị rạn da cả phần đùi và trên bụng. Trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng da ngăn ngừa nguy cơ rạn da hoặc hạn chế rạn da nhưng các mẹ thường không yên tâm về chất lượng. Các chị em có thể tham khảo những bí quyết dưới đây để làn da của mình được chăm sóc một cách tốt nhất Bí quyết đơn giản chống rạn da khi mang bầu.
- Cách chống rạn da khi mang thai bằng dầu dừa cho bà bầu
- Cách điều trị nám da mặt hiệu quả đơn giản nhất
- Làm mờ vết thâm quầng mắt bằng dầu dừa nguyên chất
Ít nhất 50% phụ nữ mang thai sẽ bị rạn da, nhưng rất khó để nói chắc chắn ai bị và ai thì không. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ:
- Di truyền: nếu mẹ và chị của bạn có vết rạn da khi mang thai, bạn có nhiều khả năng cũng giống họ
- Phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên thì nguy cơ bị rạn da cũng cao hơn
- Ngoài ra, dưới đây là một số yếu tố khác:Tăng cân quá nhanh
- Có 2 em bé trong bụng (song sinh)
- Thai to
- Quá nhiều nước ối
Làm gì để ngăn chặn vết rạn da?
Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn vết rạn da, nhưng may mắn là chúng ta có thể giảm thiểu chúng bằng cách kết hợp một vài yếu tố:
- Giữ cân nặng tăng ở mức vừa phải: Việc tăng cân trong thời gian mang thai là cần thiết nhưng bạn nên nhớ không nên tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc chứng rạn da. Theo các chuyên gia khoa sản, phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 12 đến 17 cân là vừa.
- Ăn các thực phẩm tốt cho da. Đó là các thực phẩm có chứa omega 3, vitamin E, vitamin A:
Vitamin E có tác dụng giữ cho làn da mềm mại và ngăn ngừa vết rạn da. Bạn cũng có thể sử dụng dầu vitamin E massage nhẹ nhàng lên phần da dễ bị rạn để hạn chế nguy cơ rạn da.
Vitamin C tham gia vào quá trình sản xuất collagen và bảo vệ tế bào gốc của cơ thể. Một số nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bổ sung nhiều Vitamin C sẽ giúp da tăng cường khả băng chống oxy hóa. Cách đơn giản nhất để bổ sung Vitamin C vào cơ thể là ăn nhiều trái cây giàu Vitamin C, rau xanh như ớt đỏ, cam, bưởi, ổi, dâu tây, bông cải xanh, chanh
- Uống đủ nước, ăn trái cây và rau quả nhiều nước:
Bà bầu cần bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước và giảm nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ:
Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân làm gia tăng các vết rạn da ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho da như cà rốt, các loại hạt, quả mọng… và các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa
- Sử dụng dầu dừa thoa lên bụng. Dầu dừa dưỡng và làm mềm da, giảm thiểu ảnh hưởng của các vết rạn và tắm với nước ấm.
Tắm với nước ấm có tác dụng mở các lỗ chân lông trên da có tác dụng là giảm vấn đề ngứa ngáy ở da. Tắm với bột yến mạch cũng là cách hiệu quả để làm dịu và giảm vết rạn da.
- Tập thể dục giúp da tăng độ đàn hồi thông qua việc cải thiện lưu thông của cơ thể. Một lợi ích bổ sung nữa của tập thể dục là giúp bạn không tăng cân quá nhiều và quá nhanh
- Sau khi sinh em bé, bạn vẫn nên ăn các thực phẩm tốt cho da và duy trì luyện tập cho cơ thể. Lúc này bạn có thể tập các bài tập khó và nặng hơn so với kỳ còn mang thai.
- Ngủ dủ giấc và tránh stress:
Da dẻ chúng ta cũng sẽ đẹp hơn nếu chúng ta ngủ đủ giấc. Chị em bầu nên có gắng ngủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày và nên ngủ trưa khoảng nửa giờ để hạn chế nguy cơ rạn da.
Có thể bạn không tin nhưng stress ở mức độ nặng khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ bị rạn da. Vì vậy, chị em phụ nữ nên đặc biệt chú ý tránh căng thẳng trong thời gian bầu bí. Có rất nhiều cách để thư giãn khi mang thai như tập thể dục, đọc truyện cười hoặc làm bất cứ việc gì bạn thích.
Chúc các mẹ bầu giữ được vóc dáng và sở hữu được làn da bụng mịn màng sau khi sanh với Bí quyết đơn giản chống rạn da khi mang bầu.!